Rằm tháng Chạp có ý nghĩa gì? Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng rằm tháng Chạp năm 2024

Rằm tháng Chạp có ý nghĩa gì? Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng rằm tháng Chạp năm 2024

Rằm tháng Chạp có ý nghĩa gì? Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng rằm tháng Chạp năm 2024

16:50 - 24/01/2024

Vào dịp cuối năm người người nhà nhà đều tất bật với nhiều công việc để kết thúc năm cũ và chuẩn bị bắt đầu năm mới. Một trong những điều đó là ngày rằm tháng Chạp. Vậy lẽ cúng đó có gì đặc biệt, hãy cùng Kingroti tìm hiểu Rằm tháng Chạp có ý nghĩa gì? Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng rằm tháng Chạp năm 2024.

Lễ cúng rằm tháng Chạp?

Trong năm có 3 ngày rằm được cho là quan trọng nhất đó là rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy và rằm tháng Chạp. Theo quan niệm của người dân, ngày rằm  được tính theo ngày 15 âm lịch. Các gia đình thường sẽ cúng vào chiều ngày 14 hoặc sáng ngày 15 âm lịch.

Việc cúng rằm tháng chạp mang ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên và tạ ơn các vị thân linh cũng là cơ hội để tổng kết cho một năm sắp qua. Chính vì thế lễ cúng cũng được mọi gia chủ chuẩn bị rất kĩ lưỡng. 

Rằm tháng Chạp có ý nghĩa gì? Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng rằm tháng Chạp năm 2024

Cần chuẩn bị gì?

Lễ vật gia chủ cần chuẩn bị bao gồm mâm cơm chay hoặc mặn, mâm ngũ quả, hoa tươi, trầu cau, tiền vàng,...

Đối với mâm cơm chúng ta nên chuẩn bị các món: Thịt luộc, gà luộc, xôi, giò chả,... hoặc các đồ chay như bánh mật, bánh chưng đậu xanh,...

Mâm ngũ quả: các loại trái cây mang ý nghĩa cầu mong no đủ, an lành. Có thể tham khảo bài viết Giáp Thìn 2024 không nên bày hoa quả nào.

Hoa tươi có thể chọn hoa cúc, hoa ly,... để trang trí bàn thờ. Nên trang trí hoa gì ngày Tết? 6 loại hoa nên để trong nhà ngày tết. 

Mâm cúng Rằm tháng Chạp không cần phải quá cầu kỳ nhưng phải chuẩn bị một cách chu đáo, gọn gàng, sạch sẽ, thể hiện lòng thành kính. Có thể thay đổi theo phong tục của từng địa phương.

Rằm tháng Chạp có ý nghĩa gì? Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng rằm tháng Chạp năm 2024

Văn khấn Rằm tháng Chạp:

Sau đây là văn khấn dùng cho rằm tháng Chạp. Có thể khác nhau ở một số vùng miền, địa phương. Mang tính chất tham khảo.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! 

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy tổ tiên, hiển khảo, hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng tổ khảo, tổ tỷ).

Tín chủ con là:... Ở tại:...

Hôm nay ngày... tháng... năm..., gặp tiết Rằm tháng Chạp, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời các ngài: Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội, ngoại họ… Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời chư vị tiền chủ, hậu chủ ngụ tại nhà này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho chúng con gia đình hòa thuận, sức khoẻ dồi dào, công việc phát tài, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! 

Những loại cây phù hợp nhất để trồng trong nhà
10 món quà vặt bình dân mùa thu đông Hà Nội
Làm thế nào để có giấc ngủ sâu
"Túi mù" là gì? Tại sao lại gây sốt ở giới trẻ Việt Nam
Top 10 loại trái cây tốt cho người đau dạ dày