10 kinh nghiệm xương máu khi mở cửa hàng kinh doanh
16:41 - 29/03/2024
Kinh doanh cửa hàng đồ ăn thức uống hiện đang là mô hình kinh doanh được rất nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp. Quán ăn nhỏ kinh doanh dễ hơn các cửa hàng lớn, nhưng cũng không phải vì vậy mà ai cũng có thể kinh doanh được, vì sức cạnh tranh rất lớn. Bài viết này hôm nay sẽ chia sẻ cho các bạn về 10 kinh nghiệm xương máu khi mở cửa hàng kinh doanh.
Kinh nghiệm xương máu khi mở cửa hàng kinh doanh.
1. Lĩnh vực kinh doanh
Thực phẩm thì cũng có rất nhiều sản phẩm khác nhau, bạn cần xác định rõ ràng sản phẩm kinh doanh là gì? Nó có phù hợp với số vốn bỏ ra hay không? Nó có hợp với thị trường hay không?
Để làm tốt các mục trên thì bạn cần phải điều tra kĩ thị trường xem nên kinh doanh gì để hợp với khu vực và mặt bằng bạn có, phải xác định rõ kế hoạch:
- Số vốn cần bỏ ra khi kinh doanh mặt hàng đó
- Chiến lược kinh doanh
- Tên cửa hàng
- Thương hiệu
Xu hướng kinh doanh nổi bật ngành F&B Việt Nam trong năm 2024
2. Mặt bằng
Lợi thế vị trí là cực kì quan trọng. Có những cửa hàng chỉ cần ở vị trí đắc địa, cho dù không cần hoạt động marketing hay sản phẩm không quá đa dạng thì vẫn có thể thành công.
Hãy thuê mặt bằng nằm ở mặt tiền đường ví nó là điểm mấu chốt để khách hàng dễ nhìn thấy thương hiệu của bạn nhất có thể. So với việc đưa quán vào những ngõ nhỏ sẽ tạo nên sự thách thức không nhỏ đối với việc tìm kiếm khách hàng. Tuy giảm được chi phí mặt bằng thuê nhưng lại phải mạnh tay cho sản phẩm và marketing.
Các ông lớn trong ngành F&B cũng luôn săn đón những mặt bằng ở góc ngã ba, ngã tư. Đó là những mặt bằng 2 mặt tiền và còn nằm ở nút giao thông, giá có thể gấp đôi sao với mặt bằng cùng diện tích ở mặt đường nhưng cũng khai thác tối ưu về mặt tìm kiếm khách hàng.
3. Vốn, chi phí phát sinh
Chi phí địa điểm mở quán
Khi mở quán ăn, bạn cần chuẩn bị chi phí thuê mặt bằng từ 5 - 10 triệu đồng/tháng, dành cho các cửa hàng nhỏ. Ngoài ra, tùy vị trí thuê, diện tích mặt bằng và khu vực để xe mà giá có thể sẽ cao hơn.
Chi phí nguyên vật liệu
Đa phần các quán ăn, kinh doanh quán ăn nhỏ có thể nhập hàng theo từng ngày. Vì thế, bạn phải đối diện với tình trạng giá thực phẩm liên tục biến động. Trung bình, chi phí nguyên vật liệu rơi vào mức 1 – 3 triệu/ngày.
Chi phí thuê nhân viên phục vụ/bếp
Các quán ăn nhỏ thường cần 2 nhân viên làm việc theo ca để quán vận hành tốt. Trung bình, chi phí thuê nhân viên dao động từ 5 – 7 triệu/tháng/người. Nếu người thân trong gia đình có thể quản lý và phục vụ, chi phí này sẽ giảm đi nhiều.
Chi phí trang trí
- Tiền trang trí không gian quán khoảng 2 – 3 triệu
- Dụng cụ, thiết bị phục vụ kinh doanh gồm: biển hiệu,chén đĩa, bàn ghế, đũa, nĩa, thau, xô chậu,.. dao động từ 10 – 30 triệu đồng.
- Chi phí phát sinh và một khoản tiền khác để đóng thuế
4. trình độ tay nghề
Bạn sẽ mất một thời gian tương đối dài khi lên kế hoạch kinh doanh cho đến lúc đi vào hoạt động.
Trong thời gian chuẩn bị, bạn nên dành 2/3 thời gian để nâng cao tay nghề , training nhân viên, trau dồi kiến thức và kỹ năng về nấu ăn, kinh doanh. Đây là yếu tố cốt lõi cần phải có, giúp tránh được thất bại khi kinh doanh.
5. Thiết lập ké hoạch kinh doanh
Khi đã chuẩn bị được số vốn cần thiết, bạn cần làm một cuộc điều tra, nghiên cứu và khảo sát thị trường. Dù chỉ là quán ăn nhỏ, bạn cũng nên chủ động nắm bắt xu hướng, tìm kiếm những thị trường mới cho riêng mình. Để lập kế hoạch kinh doanh chỉnh chu, bạn cần tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Thị hiếu và nhu cầu ẩm thực hiện tại của khách hàng như thế nào?
- Món ăn nào, mặt hàng nào đang bán chạy trên thị trường?
- Số vốn bạn đang có, liệu có đủ để kinh doanh hay không?
- Bạn sẽ cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường về giá cả hay sự khác biệt trong sản phẩm?
Khi đã có câu trả lời cho các câu hỏi trên, bạn cần tiếp tục xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng đến. Cụ thể đó là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, hộ gia đình,... Với mỗi nhóm khách hàng, bạn sẽ cân nhắc và chọn món ăn phù hợp, cũng như biết cách sắp xếp, thiết kế quán hợp lý.
6. Nguồn hàng
Hầu hết các cửa hàng nhỏ sẽ không đủ vốn để nhập hàng dự trữ và cũng khó có diện tích làm kho chứa hàng. Vì vậy vấn đề tìm nguồn hàng là rất quan trọng. Kinh nghiệm mở quán cho bạn đó là nên tìm các nguồn hàng có giá thành rẻ, nhưng bạn cần phải có kinh nghiệm chọn hàng để không bị mua phải hàng kém chất lượng.
Bạn cũng có thể nhập thẳng ở những đơn vị xưởng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt để được lấy hàng giá gốc và điều đó cũng đảm bảo chất lượng của sản phẩm hơn. Thương lượng giá sản phẩm nhập hàng điều đó quyết định đến lợi nhuận của cửa hàng.
7. Giá bán
Bạn nên biết nắm bắt giá bán phù hợp với thị trường, và giữ giá ổn định. Tuy giữ giá ổn định sẽ khiến cửa hàng không thu được về nhiều lợi nhuận nhưng bù lại bạn sẽ giữ được chân của khách, tạo nguồn khách hàng thân thiết với cửa hàng. Vì khách hàng sẽ không thích một cửa hàng nay tăng giá, mai giảm giá. Nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo mức giá của sản phẩm trong khoảng lợi nhuận.
8. thủ tục và giấy tờ
Dù là kinh doanh quán ăn nhỏ thì bạn vẫn cần xin cấp giấy phép kinh doanh để đảm bảo hợp pháp. Bên cạnh đó, trước khi quán đi vào hoạt động, bạn phải chuẩn bị thêm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.
Làm thế nào để xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm?
Ngoài ra còn có một số giấy phép khác như giấy kinh doanh bán lẻ rượu bia.
Tốt nhất bạn nên chuẩn bị đủ hết các loại giấy tờ cần thiết, tránh xảy ra những rắc rối không đáng có về sau. Vì nếu không có giấy tờ, bạn có thể bị phạt hành chính, bị tạm ngưng kinh doanh, gây ảnh hưởng đến doanh thu. Đây là điều quan trọng mà bạn nên lưu ý khi tìm hiểu về cách mở cửa hàng.
Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đăng kí giấy phép kinh doanh?
9. Chất lượng phục vụ
Cửa hàng nhỏ ngoài tạo ưu thế về giá thì bạn nên tạo ấn tượng cho khách hàng về chất lượng phụ của cửa hàng để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Theo kinh nghiệm mở cửa hàng thì luôn phục vụ và tận tình đáp ứng với yêu cầu của khách, luôn phải giữa thái độ đúng mực, vui vẻ đối với khách hàng.
10. Quảng bá thương hiệu
Để mang lại hiệu quả cao trong việc kinh doanh cửa hàng và thu hút một lượng khách hàng mới đến quán, việc quảng bá quán ăn trên mạng xã hội và các diễn đàn sẽ mang lại những tín hiệu tích cực cho quán.
Ngày nay, hầu hết mọi người để sử dụng internet và mạng xã hội, việc tiếp cận với lượng một lượng khách hàng lớn sẽ dễ dàng hơn. Áp dụng những chiến lược quảng bá và giới thiệu quán ăn rộng rãi giúp nhiều người biết đến quán của bạn.