Làm thế nào để xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm?
15:45 - 07/03/2024
Cùng với sự phát triển của thương mại hóa, thị trường hóa, con người ngày càng tìm mọi cách để thu lại lợi nhuận tối đa trong kinh doanh, bất kể đó là mặt hàng liên quan trực tiếp tới sức khỏe như thực phẩm ăn uống. Vậy khi muốn kinh doanh về mảng thực phẩm, cá nhân hay doanh nghiệp cần có điều kiện gì? Hãy cùng Kingroti điểm qua một số thông tin qua bài viết Làm thế nào để xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm?
Kinh doanh thực phẩm là gì?
Kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực đầu tư luôn được đánh giá là tiềm năng và ổn định vì nhu cầu ăn uống của con người là nhu cầu căn bản và cấp thiết. Hiện nay có 4 loại hình kinh doanh thực phẩm chủ yếu được pháp luật quy định như sau:
- Kinh doanh thực phẩm tươi sống
- Cơ sở chế biến thực phẩm, đơn vị kinh doanh các sản phẩm đã qua chế biến
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Kinh doanh đồ ăn đường phố
Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng nên các cơ sở kinh doanh ngoài giấy phép kinh doanh ra phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo các điều kiện an toàn khi kinh doanh.
Quy định về kinh doanh thực phẩm
Pháp luật đã ban hành rất nhiều văn bản quy định về kinh doanh thực phẩm, chằng hạn như Luật An toàn thực phẩm; Nghị định quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế hoặc của Bộ Công thương;…
Trong số những văn bản ấy. Ở đó quy định hầu hết về các điều kiện mà cơ sở kinh doanh cần phải đáp ứng để được phép kinh doanh thực phẩm, chẳng hạn như:
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ.
Luật An toàn thực phẩm năm 2010 còn chia ra các điều kiện an toàn thực phẩm trong những trường hợp cụ thể, bao gồm:
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
Như vậy, với mỗi thực phẩm và loại hình kinh doanh khác nhau, pháp luật lại có những quy định, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm khác nhau. Do đó, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải chú ý, xác định xem mình thuộc trường hợp nào để từ đó điều chỉnh, xây dựng cho cơ sở của mình đáp ứng được hết tất cả những trường hợp mà pháp luật đặt ra.
Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc xin phép cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm, cũng như sẽ tự nâng cao chất lượng kinh doanh của cơ sở mình.
Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Có đủ trang thiết bị phù hợp phục vụ chế biến, xử lý, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; trang thiết bị và dung cụ khử trùng, sát trùng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải;
- Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2. Bảo quản
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng;
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
3. Vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.
Làm thế nào để xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm?
1. Đối với doanh nghiệp
Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có).
- Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có).
2. Đối với hộ kinh doanh
- Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT).
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước).
Tham khảo chi tiết hơn qua bài viết Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi đăng kí giấy phép kinh doanh? (kingroti.com)
Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc cho sản phẩm bạn cung cấp ra thị trường. Dây là loại giấy tờ quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình kinh doanh.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm có:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Luật an toàn thực phẩm;
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
- Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật An toàn thực phẩm.