Những món ăn nên hạn chế cho người bị đau dạ dày

Những món ăn nên hạn chế cho người bị đau dạ dày

Những món ăn nên hạn chế cho người bị đau dạ dày

10:29 - 19/09/2024

Với những người đang bị đau dạ dày, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. 

Sữa, phô mai, nước có gas, cà phê, rượu bia có thể làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn.

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét. Nguyên nhân có thể do lối sống thiếu khoa học, ăn uống không điều độ, chọn thực phẩm chứa nhiều chất béo, cay nóng, có tính axit... Để ngăn triệu chứng đau dạ dày bùng phát, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm dưới đây.

 

Các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai chứa hàm lượng lactose cao. Khi tiêu hóa, cơ thể tiết ra enzym lactase để phân hủy chất này. Tuy nhiên càng lớn tuổi, cơ thể có xu hướng sản xuất ít lactose hơn. Nhiều người có thể bị đau dạ dày với triệu chứng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy sau khi tiêu thụ các sản phẩm từ sữa do không dung nạp lactose.

Những món ăn nên hạn chế cho người bị đau dạ dày

Nước có gas

Nước có gas có thể tạo ra khí thừa trong dạ dày, dẫn đến ợ hơi, đầy hơi hoặc chướng bụng khiến tình trạng khó chịu nặng hơn. Nhiều đồ uống còn có tính axit, làm thay đổi nồng độ axit trong đường ruột, gây ợ nóng, trào ngược, tiêu hóa kém. Thay thế nước có gas bằng nước lọc hoặc nước điện giải hỗ trợ giảm đau dạ dày.

Chocolate, cà phê

Chocolate sữa chứa đường lactose có thể khiến người không dung nạp lactose bị đầy hơi, chướng bụng. Caffeine trong chocolate cũng làm tăng nồng độ axit dạ dày, dẫn đến ợ nóng, đau bụng. Cà phê cung cấp lượng lớn caffeine dễ làm giãn cơ vòng thực quản dưới tạo điều kiện cho thức ăn, axit dạ dày trào lên thực quản. Uống cà phê lúc đói có khả năng gây khó chịu cho người đau dạ dày, trào ngược dạ dày.

Những món ăn nên hạn chế cho người bị đau dạ dày

Đồ ăn cay, mặn

Thực phẩm nhiều gia vị hoặc quá cay làm cho các triệu chứng bệnh nặng hơn. Hợp chất capsaicin trong ớt có khả năng gây rối loạn tiêu hóa ở người bị chứng khó tiêu. Đồ ăn cay cũng kích thích các vết loét dạ dày nhiều hơn.

Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo thường khó tiêu, dễ gây đầy bụng do tăng nồng độ cholecystokinin (CCK), một loại hormone đường ruột điều hòa tín hiệu no và kiểm soát thời gian thức ăn di chuyển qua dạ dày. Khi bụng đầy hơi, chất béo có thể làm tăng cảm giác buồn nôn.

Rượu bia

Uống rượu bia làm tăng nhanh nồng độ axit trong dạ dày, kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, ợ nóng, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn. Đồ uống có cồn còn khiến cơ thể mất nước với biểu hiện đi tiểu thường xuyên.

Những món ăn nên hạn chế cho người bị đau dạ dày

Đồ ăn nhanh

Chất phụ gia, chất béo, đường lactose trong đồ ăn nhanh có thể làm cho cơn đau dạ dày trầm trọng hơn. Tiêu thụ thường xuyên nhóm thực phẩm này có nguy cơ béo phì, mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư.

Thực phẩm có tính axit

Ăn nhóm trái cây có múi như cam, quýt, chanh hoặc nước sốt cà chua, uống nước ép dứa cũng dễ khiến nồng độ axit trong dạ dày cao hơn, dẫn đến ợ nóng, trào ngược.

Những món ăn nên hạn chế cho người bị đau dạ dày

Những lưu ý ăn và chế biến đồ ăn cho người bị đau dạ dày

Thói quen ăn uống, nấu nướng cũng là một yếu tố quan trọng tham gia vào quá trình phục hồi của dạ dày. Vì vậy, có một số lưu ý khi ăn và chế biến thức ăn bạn cần quan tâm khi bị đau dạ dày như:

  • Khi ăn nên nhai kỹ, chậm rãi từng miếng nhỏ trước khi nuốt.
  • Khi ăn không nên nói chuyện, cười đùa.
  • Sau khi ăn xong nên nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức.
  • Không nên ăn quá no gây tăng gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.
  • Thức ăn nên được nấu chín, thái nhỏ, ninh nhừ để dạ dày dễ dàng tiêu hóa hơn.
  • Nên chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày để tránh dạ dày bị rỗng, tăng tiết axit, co bóp mạnh, làm các tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Nấu nhiều các món luộc, hấp thay vì các món chiên xào nhiều dầu mỡ gây kích thích dạ dày.

Trên đây là gợi ý một số mẫu thực đơn cho người đau dạ dày có thể tham khảo, những lưu ý cho người bị đau dạ dày nên ăn gì, kiêng ăn gì. Tuy nhiên, ngoài việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị, tránh để quá lâu khiến cho tình trạng bệnh càng nghiêm trọng hơn.

 

"Túi mù" là gì? Tại sao lại gây sốt ở giới trẻ Việt Nam
Top 10 loại trái cây tốt cho người đau dạ dày
những món ăn tuyệt đối không được để qua đêm
Nguồn gốc và sự phát triển của cà phê ở Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam: Sự đa dạng của văn hoá