Có nên mua quán sang nhượng? Những lưu ý quan trọng?

Có nên mua quán sang nhượng? Những lưu ý quan trọng?

Có nên mua quán sang nhượng? Những lưu ý quan trọng?

16:54 - 04/04/2024

Thật không khó để bắt gặp dòng chữ cần nhượng quán của những quán cafe, nhà hàng. Có thể thấy rằng có rất nhiều quán cafe nhà hàng đóng cửa sau thời gian kinh doanh. Vậy hãy cùng Kingroti tìm hiểu bài viết Có nên mua quán sang nhượng? Những lưu ý quan trọng?

Mua lại quán cà phê, nhà hàng cũ để kinh doanh là một giải pháp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, người mua cần tìm hiểu kỹ về quá trình hoạt động, uy tín của quán. Sau khi mua lại, nên đầu tư phần mềm quản lý nhà hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút khách hàng mới.

Để các bạn có thêm thông tin chi tiết về chuyển nhượng quán,Kingroti chia sẻ một vài kinh nghiệm sang nhượng quán cafe, cửa hàng, nhà hàng... trong bài viết này và một số kinh nghiệm nhượng quán cần lưu ý gồm: kiểm tra kỹ hợp đồng, địa điểm, cơ sở vật chất; đánh giá chất lượng thiết bị, vệ sinh an toàn thực phẩm; xem xét lượng khách quen và doanh thu.

http://kingroti.com/co-nen-mua-quan-sang-nhuong-nhung-luu-y-quan-trong.html

1. Có nên mua sang nhượng

Cơ bản, đến 90% người chủ nhượng quán vì đang làm không hiệu quả về mặt tài chính cho dù họ có nói nhiều lí do này nọ đi nữa vì chẳng ai lại từ bỏ cái cần câu cơm cả.

Với lợi thế mặt bằng có sẵn, cơ sở vật chất cũng như một lượng khách hàng trung thành, hình thức sang lại quán cafe được nhiều người quan tâm bởi tiết kiệm công sức và nhiều khoảng chi phí so với việc mở mới hoàn toàn.

Tuy nhiên đây cũng là một hình thức tiềm ẩn rất nhiều rủ ro đối với những ai chưa có kinh nghiệm. Một số vấn đề có thể bạn sẽ gặp phải khi chưa có kinh nghiệm sang quán cafe như bị người bán hét giá cao so với giá trị thực của quán, kinh doanh thua lỗ, vấn đề an ninh, rủi ro pháp lý,...

Vì vậy, trước khi đặt bút ký bất kì hợp đồng sang nhượng quán cafe nào, bạn cần phải thật cẩn thận một số điều.

2. Đánh giá khi sang nhượng

Phân tích tâm lý:

+ Sức ép của người bán: Cần phải bán sớm vì sẽ có nhiều lý do, trong đó thường sẽ là kỳ hạn thuê mặt bằng kế tiếp...

+ Sức ép của người mua: Sợ mình không mua thì bị người khác mua mất...

Kinh nghiệm là cứ từ từ. Mua vội thì mạo hiểm, dễ mất tiền. Không mua thì có thể mất cơ hội nhưng ít nhất không mất tiền, nhiều khi lại tìm được cái khác ngon hơn.

http://kingroti.com/co-nen-mua-quan-sang-nhuong-nhung-luu-y-quan-trong.html

Thời gian khai thác:

Theo kinh nghiệm của Kingroti thì thời gian sang nhượng quán tối thiểu là 2 năm. Trong 2 năm này, bạn sẽ mất ít nhất từ 3 đến 6 tháng để đưa hoạt động của quán về lại trạng thái ổn định và bắt đầu phát triển theo hướng của mình.

Thời gian sang nhượng quán đẹp nhất là 3 năm vì trong khoảng thời gian kinh doanh tại quán, bạn mà thấy không ổn vẫn có thể tiếp tục sang nhượng quán lại cho người chủ khác thay vì tiếp tục ôm quán và lỗ trầm trọng.

Hợp đồng thuê mặt bằng:

Sau khi bạn và người sang nhượng quán thống nhất về giá sang nhượng, thời gian thuê mặt bằng còn lại hay bạn muốn kéo dài thời gian thuê mặt bằng thì cuộc hộp này cần sự có mặt của 3 bên bao gồm chủ mặt bằng, người sang quán cafe và bạn.

Bạn cần lưu ý những thông tin sau:

+ Danh sách chuyển giao, chi phí,...

+ Bên sang quán cafe kết thúc hợp đồng thuê mặt bằng và cam kết chủ cho thuê mặt bằng sẽ tiếp tục ký hợp đồng với bạn trong thời hạn X năm

+ Người chủ mặt bằng và người sang quán cafe cần thanh lý hợp đồng thuê, trả cọc cho nhau

+ Bạn và người chủ mặt bằng ký hợp đồng thuê mặt bằng mới

Bạn nên thẳng thắng đề nghị thời hạn bạn muốn thuê thêm mặt bằng với cả người cho thuê mặt bằng và người sang nhượng quán vì căn bản là là điều mang lại lợi ích cho cả 3 bên.

Lưu ý: Trong hợp đồng nhớ phải có quy định về trường hợp bất khả kháng là sửa đường quá 1 tháng. Nếu xảy ra trường hợp này thì giá thuê mặt bằng phải giảm 30% so với giá thuê ghi trên hợp đồng. Điều này sẽ có lợi cho bạn.

http://kingroti.com/co-nen-mua-quan-sang-nhuong-nhung-luu-y-quan-trong.html

Giá trị hữu hình:

Bạn hãy bắt buộc người sang quán chuẩn bị một danh sách chuyển giao vật dụng với nội dung bao gồm: Số thứ tự, tên vật dụng, số lượng, đơn giá mua, thời gia đã sử dụng, bảo hành nếu có.

Hạn sử dụng danh sách chuyển giao này được áp dụng vào hai việc gồm:

+ Kiểm tra chuyển giao về tình trạng sử dụng

+ Đánh giá giá trị vật dụng theo công thức: Giá mua x thời hạn sử dụng còn lại / thời hạn sử dụng

Chú ý:

+ Giá mua: Bạn nên kiểm tra giá cả chủ sang nhượng đưa so với thị trường có chênh lệch hay không. Cách đơn giản chính là hỏi thử giá nhà cung cấp

+ Thời gian sử dụng còn lại và hạn sử dụng: Số này mang tính tương đối nên bạn có thể ước lượng theo tình hình vật dụng.

Ví dụ: Quán có 1 tủ mát, mua 5 triệu đồng cách đây 6 tháng, bảo hành còn 18 tháng, thời hạn sử dụng trung bình 3 năm. Giá thị trường hiện tại 4,8 triệu đồng. Vậy hiện nay giá trị của tủ mát này là:

4tr8 x (36 tháng - 6 tháng) / 36 tháng = 4 triệu đồng

Vậy đây mới là giá trị bạn có thể chấp nhận khi sang lại tủ mát thay vì cái giá 5 triệu đồng mà người sang nhượng đưa ra.

http://kingroti.com/co-nen-mua-quan-sang-nhuong-nhung-luu-y-quan-trong.html

3.Những lưu ý quan trọng khi sang nhượng quán

Kinh nghiệm khi trả giá

Vấn đề tiếp theo bạn cần quan tâm chính là giá cả. Khi đến giai đoạn cần sang nhượng tức là đến bước đường cùng. Đến lúc này, họ không có khả năng tiếp tục đóng tiền nhà, duy trì hoạt động kinh doanh như trước.

Tuy nhiên, nhiều chủ cửa hàng lại hét giá trên trời, vì sao? Để may mắn gặp "gà" họ sẽ gỡ lại số tiền thua lỗ của những tháng kinh doanh trước đó. Hét giá là việc của họ, còn việc trả giá là của người mua.

Cẩn thận và không vội vàng

Khi có ý định lấy nhượng lại 1 quán nào đó, đừng tiếc thời gian đến thăm dò địa bàn. Bạn nên dành thời gian để tìm hiểu tình hình kinh doanh trước đây của quán. Bạn hãy đến trực tiếp quán xem tình hình họ buôn bán thế nào, lượng khách ra sao.

Lưu ý về thủ tục pháp lý

Khi lấy quán sang nhượng bạn cần thảo luận rõ ràng với chủ quán cũ về các điều khoản trong hợp đồng. Sau khi thống nhất thì mới đặt tiền cọc, bạn nên nhớ khi đặt cọc cũng cần phải có hợp đồng đặt cọc rõ ràng.

Bạn nên lưu ý đến hợp đồng chuyển nhượng quyền thuê mặt bằng. Lúc này cần có chữ ký đồng ý của chủ nhà. Vì rất nhiều trường hợp khi thấy bạn kinh doanh có lời, chủ nhà cho thuê mặt bằng sẽ  tăng giá cho thuê.

Nếu lúc này bạn không có hợp đồng chuyển nhượng quyền thuê mặt bằng hay bằng chứng nào về việc cam kết không tăng giá thuê. Thì bạn cũng sẽ gặp khó khăn và không được pháp luật bảo vệ.

Hướng dẫn chuẩn bị hộ sơ đi đăng kí thương hiệu đúng chuẩn Cục Sở hữu trí tuệ
Cần quan tâm điều gì khi bán hàng online? 7 lưu ý cho người mới bắt đầu?
10 lưu ý khi mở một cửa hàng bán lẻ
Chiến lược Marketing đơn giản cho cửa hàng mới mở
10 kinh nghiệm xương máu khi mở cửa hàng kinh doanh