Tìm hiểu về xu hướng kinh doanh nhượng quyền năm 2020

Tìm hiểu về xu hướng kinh doanh nhượng quyền năm 2020

Tìm hiểu về xu hướng kinh doanh nhượng quyền năm 2020

14:54 - 26/07/2018

Kinh doanh nhượng quyền là xu hướng tất yếu, đã và đang mở rộng ở mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh doanh. Để thành công trong kinh doanh nhượng quyền, chúng ta cần tìm hiểu các loại hình cũng như sản phẩm đăc trưng và vòng đời sản phẩm trước khi có các quyết định cụ thể khác để triển khai.

Thay vì cần phải dành một thời gian dài nghiên cứu phát triển tên tuổi một thương hiệu, một sản phẩm hoàn toàn mới như tiến trình kinh doanh thông thường, nhượng quyền cho phép chủ đầu tư kiếm tiền nhanh chóng ngay từ những thương hiệu đã xây dựng sẵn từ trước của người khác.

Nhượng quyền kinh doanh là gì?

Nhượng quyền có thể hiểu đơn giản là cho phép một cá nhân, tổ chức nào đó kinh doanh một sản phẩm, một mô hình, một cách thức kinh doanh dựa trên hình thức và phương pháp kinh doanh đã có trên thị trường từ trước.

Xu hướng kinh doanh nhượng quyền 0

Trong giao dịch này, bên nhượng quyền cung cấp các sản phẩm, công thức, mô hình, cách thức kinh doanh cho bên mua nhượng quyền. Đổi lại, bên mua nhượng quyền cần trả một số tiền nhượng quyền nhất định hoặc phần trăm doanh thu nào đó từ việc kinh doanh sản phẩm. Tùy vào từng trường hợp, thương hiệu và hoàn cảnh, các điều kiện trao đổi này sẽ linh hoạt tùy theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.  

Các loại hình kinh doanh nhượng quyền

Hiện nay, có tất cả 4 loại hình thức kinh doanh nhượng quyền khác nhau trên thị trường:

Nhượng quyền kèm quản lý: hình thức này thường gặp nhiều ở các chuỗi khách sạn lớn khi bên bán thương hiệu sẽ cung cấp thệm người điều hành doanh nghiệp, bên cạnh việc có được tên thương hiệu cũng như cách thức vận hành kinh doanh.

Nhượng quyền kèm góp vốn: với hình thức này, người nhượng quyền sẽ góp vốn với tỉ lệ nhỏ. Tùy theo khả năng quản lí, sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường mà người nhượng quyền sẽ cân nhắc các yếu tố nào cần ưu tiên rót vốn sau khi đã có quyết định lựa chọn mô hình franchise kĩ càng và phù hợp với doanh nghiệp mình.

Nhượng quyền không toàn diện: hình thức kinh doanh nhượng quyền này có yêu cầu dễ thở hơn. Bên nhượng quyền sẽ chủ yếu nhắm tới mục đích bao phủ toàn thị trường và đẩy cao doanh thu lên mức tối đa.

Nhượng quyền toàn diện: hình thức kinh doanh nhượng quyền này yêu cầu một sự hợp tác chặt chẽ và cam kết ở mức tối đa giữa 2 bên. Bên nhượng quyền sẽ phải chia sẻ cũng như chuyển nhượng lại các sản phẩm khác nhau cho bên mua gồm: các hệ thống vận hành kinh doanh, bí quyết; công thức sản xuất, hệ thống thương hiệu, dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Xu hướng kinh doanh nhượng quyền 1

Tác dụng của hình thức kinh doanh nhượng quyền

Giảm thiểu tối đa rủi ro

Trong kinh doanh luôn luôn có rủi ro đi kèm. Tuy nhiên đối với hình thức kinh doanh nhượng quyền thì rủi ro của bạn đã được giảm thiểu một cách tối đa.

Khi đã thỏa thuận xong hợp đồng nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được tham gia các hoạt động huấn luyện, đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm về kĩ năng quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu mà sẽ được hướng dẫn các bước set up cửa hàng cũng như xây dựng nhân sự từ bước đầu.

Bên cạnh đó, bên nhượng quyền đã có được uy tín về chất lượng sản phẩm trên thị trường, các chiến dịch quảng bá và phân khúc khách hàng nhất định nên bên nhận nhượng quyền sẽ giảm thiểu những rủi ro về mặt này.

Sử dụng thương hiệu nhượng quyền

Trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu được khách hàng nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi chủ doanh nghiệp.

Nhưng nếu lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền là bạn đã lựa chọn cộng tác khởi nghiệp với thương hiệu đã có uy tín trên thị trường, mức độ thành công tốt hơn khi không cần tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc để quảng bá thương hiệu, tạo dựng lòng tin và tiềm kiếm thị trường, khách hàng.

Bạn có thể tận dụng chính hệ thống quảng cáo của thương hiệu để tiếp cận khách hàng nhanh hơn với tập khách hàng nhất định và mở rộng hơn tùy theo khả năng quản lý kinh doanh của bạn.

Thuận tiện và được ưu đãi khi mua nguyên liệu, sản phẩm

Bên nhận nhượng quyền luôn được nhận những ưu đãi mới nhất về các sản phẩm, nguyên liệu, dịch vụ với chất lượng tốt và đảm bảo đạt chuẩn với thương hiệu. Những nguồn nguyên liệu sẽ luôn được kiểm định chặt chẽ trước khi đưa tới tay người tiêu dùng.

Tận dụng các nguồn lực

Nếu như xây dựng một thương hiệu từ đầu, bạn sẽ cần phải lo rất nhiều thứ như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh…. Tuy nhiên nếu lựa chọn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thì sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.

Xu hướng kinh doanh nhượng quyền 2

Có nên kinh doanh nhượng quyền không?

Hiện nay, cách kinh doanh nhượng quyền đang là xu hướng của những chủ doanh nghiệp đang muốn bắt đầu kinh doanh nhưng lại sợ rủi ro quá cao. Và đây luôn là một hình thức kinh doanh mới mẻ đáng để thử.

Tuy nhiên trước khi quyết định có tham gia mô hình kinh doanh này hay không, bạn cần phải khảo sát cũng như nghiên cứu thị trường thật kĩ càng. Hãy tự đặt ra cho bản thân câu hỏi như: Loại hình này đã có ai làm hay chưa, nguyên nhân những người đi trước thất bại là gì…. Để có thể tự mình có quyết định chính xác nhất.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hiện nay đang ngày càng phát triển và mở rộng. Và để có thể hiện thực hóa ước mơ làm chủ của bản thân thì việc lựa chọn theo hình thức này luôn là một giải pháp khả thi lại vô cùng hiệu quả.

Xu hướng kinh doanh nhượng quyền 3

 Kinh doanh bánh King Roti là sự khác biệt!

  

Câu chuyện thành công của Chagee: Chuỗi trà hàng đầu tại Trung Quốc
Xu hướng thị trường trà sữa Việt Nam năm 2025
Cơ hội trong kinh doanh là gì? Cách nắm bắt đúng thời cơ?
10 chương trình khuyến mãi để thu hút khách khàng
Chiến lược, ý tưởng để thu hút khách hàng