Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

15:39 - 17/05/2024

Kinh doanh quán cafe là một trong những công việc hấp dẫn. Nó là sự kết nối giữa đam mê cà phê, yêu thích không gian đẹp và sở thích kinh doanh. Tuy nhiên từ ý tưởng mở quán cafe đến hiện thực là một quá trình đôi khi chúng ta không biết bắt đầu từ đâu. Trong bài viết này, Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê được chia sẻ. Qua đó giúp bạn có định hướng trong hành trình thực hiện đam mê của mình.

1. Yêu thích và có kiến thức cơ bản về cà phê

Đơn giản nhất, bạn cần hiểu về đặc tính các dòng cà phê Arabica, Robusta. Hiểu về hương thơm và hàm lượng cafein trong mỗi dòng. Từ đó bạn sẽ biết dùng loại cà phê nào cho phương pháp pha chế nào. Hoặc bạn sẽ có cách phối trộn tạo ra hương vị cà phê đặc trưng cho quán. Hơn nữa, bạn cũng có thể phối trộn theo gu của những khách đặc biệt.

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

Để làm được điều đó ngoài việc tìm hiểu kiến thức cà phê, bạn nên thưởng thức và tự mình nhận ra cái ngon và nét đặc thù của cà phê từ đó có phương án lựa chọn cà phê ngon cho quán của mình.

2. Hiểu về các dụng cụ pha cà phê cần thiết

Bạn muốn trở thành chủ quán cà phê thì chắc chắn cần phải nắm được quán cà phê của mình cần những dụng cụ pha chế như thế nào để mua sắm cho phù hợp.

Khi bạn có ý định mở quán cà phê hiện đại, một số dụng cụ cần thiết cần phải trang bị: máy xay cà phê, bộ Syphon, bộ pha Pour over,…

Nếu kinh doanh cà phê truyền thống, bạn cần hiểu về phin pha cà phê. Trên thị trường hiện tại có 3 loai phin chính: phin nhôm, phin inox và phin sứ. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn phin nào sẽ tùy thuộc vào phong cách của quán cafe. Để chọn phin cafe phù hợp mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

3. Biết một số phương pháp pha chế cà phê

Để kinh doanh quán cà phê, chắc chắn bạn nên thuê nhân viên pha chế. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của Kingroti, bạn cần biết các phương pháp pha chế để có thể chọn mô hình kinh doanh và lên menu cho quán. Đồng thời bạn có thể điều hành quán cà phê của mình hiệu quả hơn.

Hiện nay có rất nhiều cách pha chế cà phê nhưng tựu trung lại có 4 phương pháp pha chính: pha cà phê bằng cách đun sôi, pha bằng cách ngâm, pha cà phê bằng áp suất, pha cà phê bằng phin nhỏ giọt.

Pha cà phê bằng cách đun sôi như pha bằng bình Syphon, Moka pot.
Pha cà phê theo kiểu ngâm gồm có: Press French, Aeropress, Cold Brew.
Pha cà phê bằng áp suất đặc trưng nhất là Espresso. Từ nguyên lý tách chiết cafe dựa vào nhiệt độ và áp suất, các Barista có thể chế biến ra nhiều loại cà phê khác nhau: Capuchino, Latte, Americano,…
Pha cà phê phin là cách pha truyền thống của Việt Nam. Từ cà phê phin có thể biến tấu thành nhiều loại cà phê như: đen nóng, đen đá,...

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

4. Nghiên cứu thị trường trước khi kinh doanh cà phê

Đối với nghiên cứu thị trường mở quán cà phê bạn cần quan tâm hai yếu tố chính: khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh.

Xác định khách hàng tiềm năng là yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi kinh doanh quán cà phê. Đây cũng chính là yếu tố giúp bạn định hình được hình thức kinh doanh, màu sắc chủ đạo và thiết kế không gian.

Ngoài ra đối tượng khách hàng, thói quen, tần suất đến quán cũng giúp xác định quy mô quán cà phê của bạn.

Ngoài nghiên cứu khách hàng thì đối thủ cũng là yếu tố bạn cần phải nghiên cứu. Bạn hãy khảo sát xem những quán cafe “hút khách” đang kinh doanh gì? Có gì độc đáo không? Yếu tố nào quán đông khách đến vậy? Từ các thông tin đó, bạn có thể tìm ra thị trường ngách cho riêng mình hoặc làm tốt hơn, khắc phục được những yếu điểm của đối thủ.

 

5. Kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh quán cafe

Khi bạn hiểu cơ bản về cà phê, biết được một số phương pháp pha chế, đánh giá được thị trường thì đây là lúc bạn có thể sẵn sàng mở quán cà phê. Tuy nhiên, để khởi động việc mở quán và kinh doanh thành công bạn cần lập kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro khi mở quán.

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, để lập kế hoạch kinh doanh quán cafe tốt bạn cần trả lời rõ ràng các câu hỏi sau:

Tập khách hàng tìm năng của quán: Nhân viên văn phòng, người lao động, sinh viên,… từ đó tìm ra thói quen, sở thích của họ.
Mô hình quán cà phê mà bạn dự định chọn.
Đối thủ cạch tranh của bạn là ai. Bạn có ưu điểm gì, kế hoạch như thế nào để vượt đối thủ.
Loại cà phê mà bạn dự định chọn cho quán của mình có gì khác biệt so với đối thủ.
Cụ thể các bước để mở quán cà phê: thuê mặt bằng, trang trí, mua dụng cụ, thiết bị.
Dự định nhà cung cấp cà phê và các thực phẩm khác.
Chuẩn bị các thủ tục, giấy phép kinh doanh như thế nào.
Cần bao nhiêu nhân viên.
Cần bao nhiêu vốn để khởi động quán cà phê của bạn.
Ước tính thời gian thu hồi vốn.

6. Chọn mô hình kinh doanh cà phê

Khi bạn thực sự muốn mở quán cà phê thì việc lựa chọn mô hình quán cà phê chính là yếu tố quyết định đến phong cách và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến.

Hiện nay có rất nhiều kiểu quán cà phê cho bạn lựa chọn khi có ý định mở quán cà phê và kinh doanh mặt hàng này tiêu biểu phải kể đến như:

Quán cà phê Take Away,
Cà phê container,
Quán cà phê thương hiệu,
Cà phê âm nhạc,
Cà phê sân vườn.

Việc xác định rõ mô hình quán cà phê ngay từ đầu sẽ giúp bạn định hướng được chọn địa điểm mở quán thích hợp, khoanh vùng được khách hàng tiềm năng.

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

7. Dự trù chi phí cho việc mở quán cà phê

Mở quán cà phê cần bao nhiêu vốn là vấn đề suy nghĩ đối với mỗi người khi chuẩn bị kinh doanh cà phê. Việc dự trù kinh phí chính là việc giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả, cần đầu tư vốn vào việc gì, những gì nên mua để không bị lãng phí tiền và thời gian mua sắm.

Chi phí thuê mặt bằng.
Chi phí nội thất, trang trí.
Sắm sửa máy móc, trang thiết bị, ly tách cà phê.
Chi phí thuê nhân viên.
Quảng cáo, marketing.
Chi phí nguyên vật liệu.
Những khoản dự trù kinh phí này để tính ra con số cụ thể còn phụ thuộc vào mô hình kinh doanh. Từ đó giúp bạn ước tính chi phí chính xác nhất, chủ động nguồn vốn khi mở quán.

 

8. Kinh nghiệm chọn mặt bằng mở quán cafe

Thành công trong việc mở quán cà phê còn phụ thuộc rất nhiều vào mặt bằng, vị trí của quán. Nếu bạn mở quán cà phê tại khu vực gần các văn phòng, công ty, doanh nghiệp, trường học… sẽ có nguồn khách lớn, giúp việc kinh doanh hiệu quả.

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

Kinh nghiệm trong việc tìm và thuê mặt bằng để kinh doanh quán cà phê là chọn mặt bằng rộng rãi, có chỗ cho khách để xe.

Nếu có vốn, bạn nên chọn mặt bằng nơi khách mặc định là khu vực để uống cafe. Ví dụ, bạn nên chọn mặt bằng nơi có nhiều quán cafe, rồi làm tốt hơn đối thủ là bạn thắng.

9. Giấy tờ, thủ tục kinh doanh quán cà phê

Việc mở quán cà phê cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định hiện hành của pháp luật. Tùy theo quy mô quán cà phê của bạn, về cơ bản để mở quán cafe bạn cần chuẩn bị các thủ tục như sau:

Giấy phép kinh doanh đúng lĩnh vực dịch vụ, quán cà phê.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Xác định những loại thuế phải nộp theo quy định của nhà nước.

Tham khảo bài viết các thủ tục đăng ký kinh doanh dưới đây. Trong đó hướng dẫn cụ thể quy trình, thủ tục, nơi nhận hồ sơ giúp bạn dễ dàng hơn trong khâu đăng ký kinh doanh khi mở quán cafe của mình.

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

10. Kinh nghiệm trang trí quán cà phê

Trong khâu thiết kế, trang trí quán cà phê bạn cần quan tâm đến việc sắp xếp vị trí, công năng của từng khu vực, lựa chọn màu sắc, ánh sáng, đồ nội thất cho quán, thiết kế, lắp đặt bảng hiệu, trang trí.

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể thuê dịch vụ thiết kế với giá vào khoảng 5-6 triệu đồng/ m2 để có không gian quán đẹp, thu hút khách.

11. Kinh nghiệm lên thực đơn cho quán cafe

Chắc chắn sự thành công của quán cà phê phụ thuộc rất nhiều vào thực đơn đồ uống. Theo kinh nghiệm của Bonjour Coffee, menu đồ uống tại quán cà phê sẽ được chia thành list đồ uống, cụ thể:

Các loại cà phê truyền thống bao gồm cà phê đen pha phin, cà phê sữa.
Loại cà phê mới lại bắt trào lưu như cà phê dừa, cà phê kem bơ, cà phê trứng.
Cà phê theo phong cách Ý nổi tiếng như Espresso, Latte, Cappuccino.
Thức uống dinh dưỡng, nước ép, sinh tố, sữa chua hoa quả.
Trà trái cây, túi lọc.
Nước uống: nước suối, nước ngọt.
Những món điểm tâm như bánh ngọt, ăn vặt.

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

Ngoài ra bạn có thể thiết kế thêm menu bảng đặt trước cửa và những cuốn menu nhỏ đặt trên bàn để khách tiện gọi đồ uống. Hiện nay nhiều quán cà phê áp dụng cho thấy hiệu quả trong việc tạo ấn tượng cho khách.

12. Kinh nghiệm tìm địa chỉ cung cấp nguồn cà phê uy tín

Địa điểm, mô hình, thiết kế, trang trí, không gian quán cà phê là vô cùng quan trọng. Đây là những yếu tố ban đầu thu hút khách đến với quán của bạn. Tuy nhiên, bí quyết giữ chân khách đó là chất lượng cà phê. Để có cà phê ngon phục phụ nhu cầu người thưởng thức, bạn nên tìm cho mình một địa chỉ cung cấp uy tín, chất lượng.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn nên liên lạc với nhà cung cấp đề nghị họ gửi cho bạn mẫu cafe rang nguyên chất. Trên kinh nghiệm về cách nhận biết cà phê sạch, nguyên chất và khả năng đánh giá chất lượng cà phê của bạn. Chúng tôi tin rằng bạn có thể tự mình nhận ra đâu là mẫu cà phê thích hợp cho quán của mình.

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê

Chúng tôi hy vọng những kinh nghiệm cơ bản để mở quán cafe sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi mở quán cà phê cần những gì. Từ đó giúp bạn sẵn sàng thực hiện ý tưởng kinh doanh cà phê của mình.

 

 

 

Xu hướng thị trường trà sữa Việt Nam năm 2025
Cơ hội trong kinh doanh là gì? Cách nắm bắt đúng thời cơ?
10 chương trình khuyến mãi để thu hút khách khàng
Chiến lược, ý tưởng để thu hút khách hàng
Lý do nào khiến hàng quán buôn bán ế ẩm? Cách hoá giải?