5 nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền

5 nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền

5 nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền

15:10 - 10/08/2020

Mô hình nhượng quyền mang đến những ưu điểm không thể phủ nhận như: kinh doanh một thương hiệu có uy tín với số vốn đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với việc xây dựng một thương hiệu tương đương, giảm thiểu rủi ro khi đầu tư xây dựng thương hiệu mới, hệ thống được chuẩn hóa và các hỗ trợ từ bên nhượng quyền...vv

Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu có hoạt động kinh doanh nhượng quyền mang tính cơ hội và chộp giật không bảo vệ được quyền lợi cho các nhà đầu tư. Sau đây là 5 nhược điểm của mô hình nhượng quyền các nhà đầu tư nên cân nhắc khi quyết định lựa chọn thương hiệu:

1. CHI PHÍ LIÊN TỤC : trên thị trường kinh doanh nhượng quyền, vấn đề chi phí là vấn đề nhà đầu tư xem xét đầu tiên. Nhiều mô hình áp dụng mức phí nhượng quyền ban đầu rất cao, ngoài ra là phần trăm trên doanh thu hàng tháng phải trích nộp cho bên bán nhượng quyền, chi phí quảng cáo địa điểm, chi phí quản lý hệ thống....

5 nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền 1

Có nhiều thương hiệu trung bình nhưng để trở thành đối tác nhượng quyền, bạn phải bỏ ra số tiền từ 500 triệu đến vài tỷ đồng để đầu tư đồng bộ theo yêu cầu của thương hiệu đó. Đó là chi phí rất lớn dẫn đến thời gian hoàn vốn kéo dài, chứa đựng nhiều rủi ro.

2. RỦI RO PHÁP LÝ: rất nhiều thương hiệu quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia một thỏa thuận nhượng quyền và đảm bảo việc thực thi. Tuy nhiên nhiều mô hình nhượng quyền, đặc biệt các mô hình theo trend như trà sữa, trà chanh, sữa chua...khi xây dựng và phát triển không đảm bảo được các yếu tố về độc quyền khu vực, về chất lượng của sản phẩm...dẫn đến cho mở ồ ạt các cửa hàng ngay trong phạm vi chỉ một vài tuyến phố, thậm chí ở 2 đầu của 1 tuyến phố dẫn đến lượng khách hàng của cửa hàng trước đó bị giảm sút nghiêm trọng và giữa các cửa hàng cạnh tranh trực tiếp với nhau về khuyến mại, giảm giá để giành giật khách hàng.

Bên nhượng quyền cũng đưa ra rất nhiều luật lệ và quy tắc đi kèm để đảm bảo các hoạt động theo chuẩn hệ thống. Và đôi khi các quy tắc rất cứng nhắc, mang tính kiểm soát  dẫn đến việc bạn thấy khó chịu và mất quyền lợi kinh doanh.

5 nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền 2

Khi bạn mua một thương hiệu không nổi tiếng, không có sự khác biệt và nhiều đối thủ cạnh tranh, nhiều mô hình na ná nhau sẽ dẫn đến rủi ro không đảm bảo được sự thành công, không đạt được mức lợi nhuận của nhà đầu tư.

3. MỨC ĐỘ CẠNH TRANH: như đã phân tích ở trên, đó là sự cạnh tranh không lành mạnh, sự tranh chấp giữa các đối thủ cạnh tranh trong cùng hệ thống ở khu vực bạn kinh doanh. Đặc biệt nhiều thương hiệu khi một cửa hàng đang rất đông khách thì họ vẫn để cho các nhà đầu tư khác mở cửa hàng khác gần với cửa hàng đó mục đích thu được nhiều phí thương hiệu mà không bảo hộ khu vực cho các cửa hàng đã mở trước đó.

4. KHẢ NĂNG KẾT HỢP: khi bạn mua một nhượng quyền thì ngoài phí nhượng quyền và đầu tư ban đầu cao, bạn còn phải bỏ ra số tiền lớn cho chi phí thuê mặt bằng. Đối với một số thương hiệu họ quy định bắt buộc bạn chỉ được bán những sản phẩm trong menu, các vấn đề về bảng hiệu trang trí bắt buộc rất cứng nhắc làm cho bạn không được tự do sáng tạo, bài trí theo sở thích của mình. Bạn không được kết hợp với các mô hình khác trong cùng một mặt bằng dẫn đến không tận dụng hết được nhu cầu của khách hàng cũng như không tạo cho bạn cảm giác đang làm chủ cửa hàng của mình.

5. THIẾU SỰ HỖ TRỢ: đó là sự hỗ trợ về khảo sát địa điểm kinh doanh, về hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị, về quy trình vận hành sản phẩm...

Nhiều thương hiệu chỉ hỗ trợ bạn về mặt setup và hướng dẫn vận hành, khai trương là xong mà không có các hỗ trợ về quảng cáo nhằm quảng bá thương hiệu đối với địa điểm của bạn.

Ngoài ra còn thiếu sự hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh của cửa hàng và của khách hàng như sản phẩm lỗi, khách hàng khiếu nại...

5 nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền 3

Có thể thấy rằng, tuy tồn tại một số nhược điểm nhất định nhưng nhượng quyền thương hiệu vẫn là một mô hình kinh doanh xuất sắc so với các mô hình khác. Nhượng quyền là con đường ngắn nhất để bước ra biển lớn, là cơ hội khởi nghiệp thành công.

5 nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền 4

Thấu hiểu được những ưu và nhược điểm của mô hình, thương hiệu bánh mì King Roti với 10 năm kinh nghiệm đem đến cho nhà đầu tư một mô hình nhượng quyền với chi phí thấp, các quyền lời nhà đầu tư được đảm bảo và đem lại lợi nhuận một cách nhanh chóng.

 

Tất tần tật những lưu ý khi mở một quán cà phê
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đi đăng kí thương hiệu đúng chuẩn Cục Sở hữu trí tuệ
Cần quan tâm điều gì khi bán hàng online? 7 lưu ý cho người mới bắt đầu?
10 lưu ý khi mở một cửa hàng bán lẻ
Chiến lược Marketing đơn giản cho cửa hàng mới mở